Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Google search engine
HomeDoanh nghiệpKiến thức về doanh nghiệpThông tin chi tiết về cổ phần ưu đãi biểu quyết

Thông tin chi tiết về cổ phần ưu đãi biểu quyết

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là một loại cổ phần trong công ty cổ phần. Đúng như tên gọi, cổ phần ưu đãi biểu quyết có những ưu đãi nhất định cho những người sở hữu nó. Vậy cổ phần ưu đãi biểu quyết là gì, ai có quyền sở hữu, và quyền cùng nghĩa vụ của họ như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cổ phần ưu đãi biểu quyết

cổ phần ưu đãi biểu quyết

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là gì?

Pháp luật Việt Nam có quy định định nghĩa cổ phần ưu đãi biểu quyết tại Luật Doanh nghiệp 2020 Điều 116:

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là một loại cổ phần có số biểu quyết nhiều hơn so với loại cổ phần phổ thông, số biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết là bao nhiêu do Điều lệ công ty quy định. Khi sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ đông có quyền biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết nhiều hơn theo quy định tại điều lệ công ty; và vẫn có các quyền khác như cổ đông phổ thông.

Đặc điểm của cổ phần ưu đãi biểu quyết

  • Đối tượng sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết

Do có tính chất đặc thù liên quan đến việc tổ chức doanh nghiệp, cổ phần ưu đãi biểu quyết đem lại cho cổ đông lợi thế trong việc biểu quyết các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đồng vậy nên, không phải đối tượng nào cũng được sở hữu loại cổ phần này.

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong vòng 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp GCN ĐKKD. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập sẽ chuyển đổi thành cổ phần phổ thông“.

  • Chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết như sau: “Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác”. 

Như vậy, Cổ phần ưu đãi biểu quyết không được phép chuyển nhượng. Bởi, loại cổ phần này có tính chất đặc thù liên quan đến tổ chức, quyết định của công ty nên có nhiều ảnh hưởng đến doanh nghiệp, cho nên cần thông qua sự đồng ý của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của công ty thì họ mới có quyền chuyển nhượng cổ phần.  Nếu họ tự do chuyển nhượng thì sẽ đem lại rủi ro khi bán cổ phần ưu đãi biểu quyết cho đối thủ, để đối thủ dễ dàng kiểm soát và dẫn đến thất bại thậm chí là mất công ty.

Người nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết

cổ phần ưu đãi biểu quyết

Ai là người có quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết?

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định rằng chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. 

Do có tính chất đặc thù liên quan đến việc tổ chức doanh nghiệp, cổ phần ưu đãi biểu quyết đem lại cho cổ đông lợi thế trong việc biểu quyết các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đồng nên người sở hữu nó cần phải có quy định riêng.

Hơn nữa, Luật quy định cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ có hiệu lực 3 năm kể từ ngày doanh nghiệp nhận được GCN ĐKDN. Việc cổ đông sáng lập chỉ được sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết trong vòng 3 năm kể từ ngày doanh nghiệp được cấp GCN đăng ký doanh nghiệp,Sau 3 năm đó cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ được chuyển thành cổ phần phổ thông cho thấy sự chia đều quyền lực trong công ty, quyền lực không thể nằm trong tay một cá nhân mà thuộc về đại hội đồng cổ đông, thuộc về toàn bộ tập thể các thành viên trong hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị thực hiện quyền lực của công ty theo những quy chế nhất định. Việc quy định này trách cổ đông có cổ phần ưu đãi làm dụng quyền lực chi phối công ty, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông khác.

Quyền và nghĩa vụ của người nắm giữ  cổ phần ưu đãi biểu quyết

cổ phần ưu đãi biểu quyết

Cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết có quyền như sau:

  • Quyền tham dự và biểu quyết tại Đại hội cổ đông

Quyền tham dự và biểu quyết tại đại hội cổ đông được quy định tại Khoản 2 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020

Cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết có quyền tham dự và phát biểu trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và quyền biểu quyết trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác quy định trong điều lệ doanh nghiệp..

Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết nhiều hơn theo quy định.

  • Quyền được nhận cổ tức

Quyền được nhận cổ tức cổ cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết được quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 155 LDN 2020

Khi công ty làm ăn thuận lợi, thu về lợi nhuận thì các cổ đông ưu đãi biểu quyết sẽ được chia cổ tức. Mức cổ tức này sẽ do Đại hội đồng cổ đông quyết định.

Ngoài ra, trong trường hợp công ty phá sản hoặc giải thể, cổ đông sẽ được nhận một phần tài sản còn lại tương đương với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.

  • Quyền tiếp cận thông tin

Quyền tiếp cận thông tin được quy định tại Điểm đ, e Khoản 1, Điều 155 LDN 2020

Xem xét, tra cứu trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác của mình;

Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết đại hội đồng cổ đông.

Cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết có nghĩa vụ như sau:

  • Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.
  • Và các nghĩa vụ khác như các cổ đông thông thường.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments