Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Google search engine
HomeTài chính - ThuếTài chínhChi phí quản lý dự án - phải hiểu như thế nào...

Chi phí quản lý dự án – phải hiểu như thế nào cho đúng

Để tiến hành thực hiện một dự án từ lúc chuẩn bị cho đến lúc hoàn thành thì các chi phí liên quan góp phần làm nên đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cũng chính vì thế mà vấn đề liên quan đến chi phí quản lý dự án hiện nay được rất nhiều người quan tâm đến. Hãy cùng công ty Luật TNHH Everest đào sâu hơn thuật ngữ này.

Chi phí quản lý dự án

Chi phí quản lý dự án được hiểu là số tiền nhất định phải bỏ ra từ khâu tổ chức cho đến khi dự án được hoàn thiện. Theo đó, tại Điều 21 Nghị định 68/2019/NĐ-CP cũng quy định Chi phí quản lý dự án là chi phí cần thiết để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ khâu chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và cho đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng.

Chi phí ban quản lý dự án bao gồm nhiều loại chi phí khác nhau bao gồm chi phí thiết kế dự án, chi phí tổ chức thực hiện dự án. Bên cạnh đó, còn có các khoản chi phí để lên kế hoạch thực hiện dự án hay cả chi phí kiểm soát thực hiện.

Nội dung chi phí quản lý dự án

Dựa trên quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 10/2021/NĐ-CP thì nội dung của chi phí quản lý dự án bao gồm:

– Tiền lương của cán bộ quản lý dự án; tiền công trả cho người lao động theo hợp đồng; tiền thưởng; các khoản phụ cấp lương; phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp ( bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phí công đoàn, các chi phí trích nộp khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân được hưởng lương từ dự án);

– Ứng dụng thiết bị, máy móc khoa học công nghệ tiên tiến đồng thời đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn của cán bộ quản lý dự án;

– Thanh toán các dịch vụ công cộng;

– Vật tư văn phòng phẩm;

– Thông tin, tuyên truyền, liên lạc;

– Tổ chức các buổi hội nghị liên quan đến dự án;

– Các công tác phí;

– Các khoản chi phí sửa chữa, thuê mướn, mua sắm tài sản phục vụ công tác quản lý dự án;

– Chi phí dự phòng và các khoản khác.

Nội dung chi phí quản lý dự án
Nội dung chi phí quản lý dự án

Xác định chi phí quản lý dự án

Tại Điều 5 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định về việc xác định chi phí quản lý dự án như sau:

– Chi phí quản lý dự án được xác định dựa trên cơ sở dự toán được xác định hàng năm phù hợp với nhiệm vụ, chức năng cũng như công việc quản lý dự án thực hiện và các chế độ chính sách khác có liên quan. Theo đó, chi phí quản lý dự án chỉ được điều chỉnh khi có thay đổi về việc điều chỉnh dự án, phạm vi công việc quản lý dự án hay tiến độ thực hiện dự án.

– Trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án thì chi phí tư vấn quản lý dự án được xác định bằng cách lập dự toán trên cơ sở khối lượng, nội dung công việc quản lý dự án trong hợp đồng tư vấn quản lý dự án (thỏa thuận giữa chủ đầu tư và tổ chức tư vấn).

– Trường hợp tổng thầu thực hiện hình thức hợp đồng EPC thực hiện một số công việc quản lý dự án thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư thì khi đó tổng thầu sẽ được hưởng một phần chi phí quản lý dựa trên phạm vi, khối lượng công việc quản lý dự án do chủ đầu tư giao, theo đó nội dung này được thỏa thuận trong hợp đồng tổng thầu.

– Tổng chi phí quản lý dự án trong phạm vi công việc do chủ đầu tư thực hiện và chi phí tư vấn quản lý dự án, hay tổng thầu thực hiện không vượt quá chi phí quản lý dự án đã được xác định, phê duyệt theo quy định.

Xem thêm: Quy trình thực hiện dự án

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Chi phí đầu tư xây dựng là toàn bộ những chi phí cần thiết để tiến hành việc xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa hay mở rộng công trình xây dựng.

Như vậy, có thể hiểu quản lý chi phí đầu tư xây dựng là việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát toàn bộ những chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo hoặc mở rộng công trình xây dựng.

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Tại Điều 3 Nghị định số 10/2021/NĐ- CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định về các nguyên tắc chi phí đầu tư xây dựng như sau:

Thứ nhất, Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc được quy định cụ thể tại tại Điều 132 Luật Xây dựng và khoản 50 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; đồng thời quản lý chi phí phải phù hợp với nguồn vốn tiến hành đầu tư xây dựng, hình thức đầu tư, kế hoạch thực hiện, cách thức thực hiện của dự án và các quy định của pháp luật có liên quan.

Theo đó, việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đảm bảo đúng mục tiêu của việc đầu tư cũng như hiệu quả dự án, phù hợp với nguồn vốn, trình tự các bước đầu tư xây dựng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ngay từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi đưa dự án vào thực hiện và khai thác sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt. 

Thứ hai, Quy định rõ và thực hiện đúng quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, người quyết định đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng; chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng phù hợp với trình tự các bước thực hiện đầu tư xây dựng.

Thứ ba, Nhà nước ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; công cụ cần thiết để chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan tham khảo, áp dụng trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Việc quy định nguyên tắc này là hoàn toàn hợp lý, nhằm đưa việc xây dựng dự toán chi phí đầu tư đến việc quản lý, kiểm tra các chi phí đầu tư được dựa trên một tiêu chuẩn chung nhất định.

Thứ tư, Các dự án, công trình xây dựng đặc thù áp dụng các quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng và các cơ chế đặc thù theo quy định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ để xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Thứ năm, Các dự án, công trình xây dựng phục vụ quốc phòng, an ninh, thẩm quyền, trình tự thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. Xuất phát từ vấn đề bảo vệ chủ quyền, bảo đảm trật tự an ninh nên việc đặt ra nguyên tắc này là điều vô cùng cần thiết. Theo đó, các vấn đề, nội dung của dự án liên quan đến chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội,… cần phải có những quy định riêng biệt so với các dự án thông thường. 

Thứ sáu, Dự án, công trình xây dựng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia áp dụng nguyên tắc, phương pháp xác định chi phí đầu tư xây dựng quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan nhằm phù hợp với đặc thù về điều kiện cũng như tính chất thực hiện công trình.

Như vậy, khi tiến hành hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng thì việc tuân theo các nguyên tắc trên nhằm giúp cho việc xây dựng, quản lý, điều chỉnh, kiểm soát,… được chính xác, hiệu quả, ngăn chặn việc tham nhũng, gian lận chi phí đầu tư.

Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Xem thêm: Dự án đầu tư

Chi phí quản lý dự án

Thông thường chi phí quản lý dự án sẽ có định mức riêng biệt. Trong đó, mỗi loại chi phí khác nhau sẽ có định mức % khác nhau. Đối với chi phí quản lý dự án trong dự án đầu tư xây dựng thì được xác định chiếm mức % như sau:

  • Chi phí dự án = (% chi phí quản lý * chi phí thi công * chi phí mua sắm trang thiết bị) / tổng số tiền đầu tư cho toàn bộ dự án
  • Lưu ý: Chi phí thi công và mua sắm trang thiết bị là những chi phí chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Đối với các công trình liên tỉnh, công trình dọc theo biên giới hay ngoài biển đảo, các công trình được thực hiện ở những nơi có điều kiện khó khăn thì chi phí quản lý toàn bộ dự án được tính như sau:

Chi phí quản lý dự án = (Chi phí thi công + Chi phí mua sắm vật tư, trang thiết bị) x  Hệ số K

  • Trong đó: Hệ số k = 1,35 khi các dự án thuộc công trình được nhà nước hỗ trợ, trợ cấp. Cụ thể là những dự án xây dựng cầu cống, đường xá, đê đập… ở những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn.
  • Hệ số k = 1,1 đối với các dự án được xây dựng liên tỉnh, từ 2 tỉnh trở lên.
  • Hệ số k = 1 khi các dự án là tách biệt nhau hoàn toàn, được thực hiện tại những tỉnh thành khác nhau.

Ngoài ra, có một điểm cần lưu ý là các chi phí thi công hay mua vật liệu sẽ không bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Nội dung quản lý chi phí dự án

Quản lí chi phí dự án là quá trình ước tính, lập kế hoạch và kiểm soát chi phí nhằm mục đích đảm bảo dự án có thể hoàn thiện trong phạm vi ngân sách cho phép. 

Quản lý chi phí dự án bao gồm những nội dung sau đây:

– Lập kế hoạch cho nguồn tài nguyên: là quá trình tổng hợp chi phí ước tính thực hiện các hoạt động dự án để xây dựng kế hoạch ngân sách dự án

– Ước lượng chi phí: là quá trình dự báo và ước tính nguồn lực tài chính để thực hiện các hoạt động của dự án.

– Dự toán chi phí: phân bổ  toàn bộ chi phí  ước tính vào từng hạng mục công việc  để  thiết  lập một đường mức (Base line) cho việc đo lường việc thực hiện 

– Kiểm soát – Điều chỉnh chi phí: là quá trình theo dõi tình hình thực hiện dự án về mặt chi phí để cập nhật kế hoạch ngân sách dự án và quản lý những thay đổi trong kế hoạch ngân sách dự án.

Xem thêm: Luật xây dựng về quản lý dư án đầu tư xây dựng công trình

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments