Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
Google search engine
HomeDoanh nghiệpKiến thức về doanh nghiệpChi phí doanh nghiệp. Cách để tối ưu hóa chi phí trong...

Chi phí doanh nghiệp. Cách để tối ưu hóa chi phí trong doanh nghiệp

Chi phí doanh nghiệp là giá trị của nguồn lực được dùng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu về doanh thu và lợi nhuận. Vì vậy, để một doanh nghiệp vận hành và hoạt động hiệu quả nhằm đem lại nguồn lợi nhuận lớn thì việc kiểm soát chi phí doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết. Vậy chi phí doanh nghiệp có cách phân loại như thế nào? Cách tối ưu hóa chi phí doanh nghiệp? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!

Phân loại chi phí doanh nghiệp 

Để vận hành và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải bỏ ra nhiều khoản chi phí khác nhau. Theo đó, tùy theo mục tiêu của việc quản lý, các doanh nghiệp sẽ có những cách phân loại về chi phí khác nhau. Dưới đây là một số tiêu chí để phân loại chi phí doanh nghiệp mà bạn có thể tham khảo:

Thứ nhất, phân loại dựa theo nội dung kinh tế của chi phí

– Chi phí để vận chuyển hàng hoá.

– Chi phí để thu mua, bảo quản và tiêu thụ hàng hoá doanh nghiệp. 

– Chi phí quản lý hành chính của doanh nghiệp như lương, các khoản phụ cấp khấu hao TSCĐ…

Thứ hai, dựa theo công dụng kinh tế

– Chi phí để mua hàng.

– Chi phí để bán hàng là các chi phí liên quan tới việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, bao gồm cả chi phí bảo hành sản phẩm. Theo đó, chi phí bán hàng bao gồm:chi phí cho nhân viên bán hàng, chi phí cho vật liệu bao bì, chi phí mua dụng cụ đồ dùng phục vụ bán hàng,…

– Chi phí cho quản lý doanh nghiệp bao gồm các chi phí cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: Chi phí cho nhân viên quản lý, chi phí mua vật liệu quản lý, chi phí mua đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao các TSCĐ trong bộ phận quản lý chung…

– Chi phí nhân công: chi phí lương, tiền công, các khoản trích nộp của công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp phải nộp như bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế của công nhân sản xuất.

Thứ ba, dựa theo tính chất của những khoản chi phí phát sinh

– Tiền lương trả cho người lao động ở doanh nghiệp.

– Tiền để cung cấp dịch vụ cho những ngành kinh tế khác nhau .

– Hao phí của vật tư doanh nghiệp thương mại bao gồm những khoản tiền khấu hao TSCĐ, hao phí về nguyên liệu, vật liệu để đóng gói, bảo quản.

– Hao hụt hàng hoá là loại khoản chi phí phát sinh từ hao hụt tự nhiên của các hàng hoá kinh doanh do những điều kiện tự nhiên và tính chất lý hoá trong suốt quá trình bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ hàng hoá.

– Các khoản chi phí phát sinh khác.

Thứ tư, dựa theo việc so sánh chi phí với quy mô sản xuất kinh doanh

– Chi phí cố định: là khoản chi phí không thay đổi trực tiếp theo quy mô sản xuất, nếu xét trong một khuôn khổ công suất sản xuất nhất định. Chi phí này bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tiền lương quản lý, lãi tiền vay phải trả và chi phí thuê tài sản, cửa hàng.

– Chi phí biến đổi: là các khoản chi phí thay đổi tùy thuộc vào sự thay đổi của mức lưu chuyển hàng hoá. Chi phí thuộc nhóm này bao gồm chi phí nguyên vật liệu, lương cho công nhân sản xuất trực tiếp, các lương khoán thu nhập, chi phí nguyên vật liệu và chi phí vận chuyển bảo quản.

Chi phí doanh nghiệp
Chi phí doanh nghiệp

Kiểm soát các chi phí của doanh nghiệp

Bất cứ một doanh nghiệp nào được xây dựng và thành lập nên thì đều hướng đến mục đích cuối cùng đó là thu lại lợi nhuận và doanh thu cao. Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng hay giảm của nhuận thu đó chính là những chi phí mà doanh nghiệp chi ra. Như vậy, chi phí doanh nghiệp là khoản tiêu hao của các nguồn lực đã sử dụng cho một mục đích, biểu hiện bằng tiền. Chính vì vậy, kiểm soát chi phí là vấn đề quan trọng và mang tính sống còn đối với doanh nghiệp.

Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi phí doanh nghiệp

– Thông tin thực tế các khoản chi phí doanh nghiệp.

– Hệ thống tiêu chuẩn định mức mà doanh nghiệp xây dựng. Đó là những mục tiêu đã được số hoá trên những kế hoạch, chương trình mục tiêu của doanh nghiệp, trên cơ sở từ những kết quả phân tích kinh tế vi mô và mục tiêu của doanh nghiệp.

– Quan hệ cung cầu trên thị trường đầu vào. Sự biến động quan hệ cung cầu đầu vào biểu hiện qua giá cả, khi giá tăng chi phí sẽ tăng và ngược lại. Đây là nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp chỉ có thể chấp nhận, thích ứng theo xu hướng biến động đó.

– Hệ thống giải pháp, công cụ mà doanh nghiệp đưa ra. Trên cơ sở những thông tin có được, những giải pháp để sử dụng chi phí một cách có hiệu quả sẽ được đưa ra và kết quả đạt được đến đâu phụ thuộc vào tính đúng đắn của những biện pháp đó.

Kiểm soát chi phí doanh nghiệp
Kiểm soát chi phí doanh nghiệp

Xem thêm: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Giải pháp tối ưu hóa chi phí trong doanh nghiệp

Tối ưu hóa chi phí doanh nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Theo đó, tối ưu hóa chi phí là hoạt động diễn ra liên tục từ năm này qua năm khác nhằm đảm bảo doanh nghiệp vận hành trơn tru ít tốn kém.

Xây dựng giải pháp tối ưu hóa

Dưới đây là một số giải pháp tối ưu hóa chi phí mà doanh nghiệp có thể áp dụng để kiểm soát nguồn chi bỏ ra nhưng vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến lộ trình phát triển của doanh nghiệp:

Thứ nhất, áp dụng khoa học – kỹ thuật tiên tiến

Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học – kĩ thuật  như hiện nay, việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp nhằm tăng tính hiệu quả và tính kinh tế đang được triển khai ngày càng rộng rãi. Theo đó, bạn có thể sử dụng các phần mềm, công nghệ để giảm bớt chi phí vận hành, chi phí nhân sự và tiết kiệm tối đa thời gian lãng phí cho cách làm truyền thống.

Thứ hai, tối ưu về chi phí quảng cáo marketing

Những chiến lược marketing thu hút sự chú ý của người tiêu dùng sẽ là một yếu tố quan trọng thúc đẩy nguồn doanh thu. Nhưng nếu bạn chỉ tập trung vào các chiến dịch quảng cáo trả phí mắc tiền, thì đó không phải là một lựa chọn khôn ngoan. Theo đó, bạn có thể tận dụng các trang mạng xã hội để mở rộng tầm chiến lược marketing của doanh nghiệp mình:

– Triển khai SEO và marketing nội bộ thay vì thuê ngoài.

– Xây dựng nhận thức và lòng tin khách hàng thông qua các bài review trên các trang website, group cộng đồng.

– Thực hiện chiến lược truyền thông xã hội trên các nền tảng mà khách hàng mục tiêu của bạn sử dụng nhiều nhất như Facebook, Instagram, Tiktok,..

Tối ưu hóa chi phí doanh nghiệp
Tối ưu hóa chi phí doanh nghiệp

Thứ ba, liên kết với các doanh nghiệp trên thị trường

Doanh nghiệp có thể cung cấp các dịch vụ hoặc sản phẩm phụ trợ có liên quan tới những gì mà khách hàng đã mua hoặc sử dụng. Và khi khách hàng đã đánh giá cao giải pháp phụ trợ của bạn, lòng tin và sự trung thành của họ đối với các sản phẩm và dịch vụ của bạn cũng sẽ được bền lâu hơn gấp bội.

Thứ tư, thuê nhân viên làm việc từ xa

Lợi ích của việc này mà các chủ doanh nghiệp có thể đều biết đó là sự linh hoạt, năng suất tốt và tiết kiệm tiền. Nhân viên làm việc từ xa giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí. Loại bỏ nhu cầu về thiết bị văn phòng, nguồn cung cấp tiện ích, thuê văn phòng cỡ lớn,…

Thứ năm, thỏa thuận giá cả hợp lý với nhà cung cấp

Nghệ thuật đàm phán có tác động đáng kể đến việc tối ưu hóa chi phí của doanh nghiệp. Bằng việc thương lượng hiệu quả với nhà cung cấp, bạn có thể thuyết phục họ đưa ra mức giá hợp lý cho doanh nghiệp. Đồng thời, về lâu dài nếu doanh nghiệp tạo được một mối quan hệ bền vững, thân quen thì mức giá cho chi phí cung cấp cũng có khả năng cao được giảm xuống.

Một số phần mềm hỗ trợ

Để giảm thiểu nguồn chi phí phát sinh doanh nghiệp có thể lựa chọn một số phần mềm hỗ trợ đầy tiện ích như giải pháp quản lý SalesUp DMS và SalesUp ERP để thay thế cho giấy tờ.

Bằng cách không sử dụng giấy tờ (trừ khi không thể tránh khỏi), bạn có thể tiết kiệm tới 60% chi phí cung cấp văn phòng cho mỗi nhân viên một tháng. Ngoài ra, nó còn thân thiện với môi trường, tiết kiệm không gian văn phòng của bạn khỏi hàng tấn tờ in.

Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin về chi phí doanh nghiệp và cách tối ưu hóa chi phí trong doanh nghiệp mà chúng tôi muốn chia sẻ. Hi vọng đây sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp cho các doanh nghiệp đang và sẽ thành lập có một cái nhìn tổng quát hơn về các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Xem thêm: Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments